Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP giá 2010) ước tăng 9,1% so với năm 2017 (KH năm tăng 8% trở lên); lĩnh vực văn hóa xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định; an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Triển khai các Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế; về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Một số kết quả cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu như sau:
I. Kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 9,1% so với năm 2017, cao hơn bình quân cả nước (ước tăng gần 7,0%); thấp hơn một số tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLTS) tăng 6,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,8% (công nghiệp +11,1%, xây dựng +7,7%); dịch vụ tăng 6,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 9,4% - 58,8% - 31,8% (năm 2017 là 9,6% - 57,9% - 32,5%).
Đóng góp vào tăng trưởng chung 9,1%, nhóm ngành NLTS đóng góp 0,6 điểm%; công nghiệp, xây dựng đóng góp 6,4 điểm% (trong đó, công nghiệp đóng góp 6,0 điểm%, xây dựng đóng góp 0,4 điểm%); dịch vụ đóng góp 2,1 điểm%.
Năm 2018, khu vực NLTS có mức tăng trưởng cao (+6,0%); nguyên nhân chính do khu vực trồng trọt có một năm được mùa, cây lúa và nhiều loại cây hàng năm khác cho năng suất cao; đặc biệt sản lượng quả vải cao nhất từ trước đến nay (hơn 66 nghìn tấn, gấp hơn 2,3 lần năm 2017).
Ngành công nghiệp, xây dựng của tỉnh có những sản phẩm chủ yếu như điện, xi măng, ô tô chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50%) trong giá trị sản xuất ngành, tăng trưởng của ngành này sẽ quyết định tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) ước đạt 227.467 tỷ đồng, bằng 115,7% kế hoạch năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; tăng cao ở một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như: SX điện tử, máy tính; SX kim loại; SX trang phục, giày dép; trong đó có sự đóng góp chủ yếu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (trong nước chỉ Lilama 69-3; Môi trường xanh An Phát; thép Hòa Phát và năng lượng Hòa Phát là các DN lớn có mức tăng khá).
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
2.1. Sản xuất nông nghiệp
Cây hàng năm; Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 157.556 ha, giảm 1,0% (-1.616 ha) so với năm 2017; trong đó, vụ đông xuân năm 2018 đạt 89.889 ha, giảm 1,1% (-962 ha) so với cùng kỳ năm trước (vụ đông giảm 374 ha, vụ chiêm xuân giảm 588 ha); vụ mùa giảm 1,0% (-654 ha). Trong tổng diện tích gieo trồng năm 2018, diện tích vụ đông 21.435 ha, chiếm 13,6%; vụ chiêm xuân 68.454 ha, chiếm 43,4% ; vụ mùa 67.667 ha, chiếm 43,0% .
Một số cây chủ lực có diện tích gieo trồng lớn như lúa là cây trồng chính trong nhóm cây hàng năm, diện tích lúa đạt 116.408 ha, chiếm 73,9% tổng diện tích gieo trồng; giảm 1,5% (-1.750 ha) so với năm 2017 (diện tích lúa năm 2017 đạt 118.158 ha); diện tích ngô 3.880 ha, giảm 6,7% (- 278 ha); cải các loại 4.118 ha, tăng 9,9% (+371 ha), hành củ 5.155 ha, giảm 6,7% (-369 ha),…so với năm 2017. Cơ cấu cây trồng, cơ cấu trà lúa, giống lúa, phương thức gieo cấy có sự chuyển dịch tích cực.
ĐVT: Ha
Năm 2017
Năm 2018
So sánh 2018 với 2017
(+/-)
(%)
Tổng diện tích gieo trồng
68.321
67.667
-654
99,0
Lúa
58.783
57.946
-837
98,6
Ngô
1.071
1.081
10
100,9
Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh
7.091
7.208
117
101,6
Cây gia vị, dược liệu
496
609
113
122,8
Về năng suất lúa bình quân cả năm sơ bộ đạt 60,3 tạ/ha, tăng 8,3% (+4,6 tạ/ha); ngô 57,82 tạ/ha, tăng 3,2% (+1,77 tạ/ha), rau các loại 231,38 tạ/ha, tăng 2,4% (+5,39 tạ/ha)…so với năm 2017. Nhìn chung đa số năng suất rau các loại năm 2018 đều cao hơn so với năm trước, chủ yếu là tăng ở vụ Đông như: cải các loại (+2,2 tạ/ha), bắp cải (+35,99 tạ/ha), dưa hấu (+13,0 ...Bên cạnh đó một số loại rau củ có khả năng cho năng suất thấp hơn năm 2017 như: khoai tây (-2,66 tạ/ha), cà tím cà pháo (-5,58 tạ/ha), bí đỏ (-9,24 tạ/ha),....
Sản lượng rau các loại năm 2018 sơ bộ đạt 719.605 tấn, tăng 3,3% (+23.273 tấn). Sản lượng rau các loại tăng là do diện tích tăng 0,9% (+288 ha) và năng suất tăng 2,3% (+5,18 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước.
Cây lâu năm; tổng diện tích trồng cây lâu năm đạt 21.690 ha, giảm 0,1% (-25 ha) so với cùng kỳ năm 2017. Trong tổng diện tích trồng cây lâu năm, diện tích trồng cây ăn quả đạt 21.152 ha, chiếm 97,5% tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh, diện tích cây gia vị, dược liệu đạt 197 ha, chiếm 0,9%; diện tích cây lâu năm khác đạt 197 ha, chiếm 0,9%; các cây lâu năm còn lại là cây lấy dầu và cây chè búp chiếm tỷ trọng nhỏ.
Diện tích (Ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích
21.715
100,0
21.690
Cây ăn quả
21.169
97,5
21.152
Cây lấy quả chứa dầu
55
0,3
54
Chè búp
89
0,4
90
Cây gia vị, cây dược liệu
179
0,8
197
0,9
Cây lâu năm khác
224
1,0
Cây vải là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh với diện tích 10.172 ha, chiếm 48,1% diện tích cây ăn quả, chiếm 46,9% tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh, giảm 2,7% (-287 ha) so với năm 2017; trong đó diện tích vải cho sản phẩm là 10.161 ha, chiếm 99,9% diện tích vải toàn tỉnh, giảm 2,7% ( -283 ha) so với năm 2017.
Trong những năm gần đây, hiệu quả kinh tế của cây vải thiều đem lại không cao người dân không đầu tư chăm bón, sản phẩm thu hoạch thường tập trung trong thời gian ngắn; hơn nữa sản phẩm khó bảo quản, giá bán không ổn định; mặt khác một số diện tích vải ở trên đồi không đủ nước tưới khiến cho nhiều diện tích vải cho thu hoạch thấp và chất lượng quả kém.
Chăn nuôi; năm 2018, không có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Hiệu quả chăn nuôi đạt khá hơn so với năm 2017, đàn lợn đang dần được khôi phục sau một thời gian dài giảm mạnh. Đàn gia cầm với lợi thế về thị trường tiêu thụ, công tác phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả nên tương đối ổn định và phát triển, nhất là đàn gà.
Tổng đàn trâu tại thời điểm tháng 12 ước đạt 4.045 con, giảm 2,5% (-105 con) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng đàn bò tại thời điểm tháng 12 là 21.300 con, giảm 1,2% (-250 con) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đàn trâu, bò giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước là do đàn trâu, bò của tỉnh chủ yếu là nuôi thương phẩm, hiện nay giá bán thịt trâu, bò hơi xuất chuồng liên tục giảm, hiệu quả kinh tế đạt thấp, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn; mặt khác do các vùng, bãi được quy hoạch chuyển đổi nhiều nên nơi chăn thả ngày càng bị thu hẹp.
Tổng đàn lợn tại thời điểm tháng 12 đạt 572.000 con, tăng 0,9% (+5.000 con) so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lợn thịt 508.000 con chiếm 88,8% tổng đàn, tăng 1,2% (+6.000 con) so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân đàn lợn thịt tăng so với cùng kỳ năm trước là do từ đầu tháng 4/2018 giá bán thịt lợn hơi tăng và duy trì ở mức cao người chăn nuôi có lãi đã đầu tư mở rộng sản xuất, tái đàn trở lại. Bên cạnh đó, người chăn nuôi vẫn có tâm lý sợ thua lỗ vì e ngại giá thịt lợn hơi không ổn định, giá mua con giống cao làm cho chi phí chăn nuôi lớn nên nhiều hộ đã không mạnh dạn đầu tư tái đàn làm cho đàn lợn chỉ tăng nhẹ.
Số con lợn thịt xuất chuồng cả năm (từ 01/1/2017 đến 31/12/2018) ước đạt 1,1 triệu con, giảm 8,6%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 94.303 tấn, giảm 5% so với năm 2017. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm do ảnh hưởng của hai nhân tố đó là số con xuất chuồng và trọng lượng bình quân một con xuất chuồng. Cụ thể, do số con xuất chuồng giảm 8,6% làm cho sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm 8.502 tấn, trọng lượng bình quân 1 con xuất chuồng tăng 3,9% làm cho sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 3.610 tấn. Trọng lượng bình quân tăng mạnh là do trong thời gian vừa qua giá thịt lợn hơi xuất chuồng liên tục tăng người chăn nuôi kéo dài thời gian nuôi chờ giá tăng và tăng lợi nhuận.
Tại thời điểm tháng 12, đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) của toàn tỉnh đạt 11.300 nghìn con, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng thịt gia cầm gồm (gà, vịt, ngan, ngỗng và gia cầm khác) trong năm 2018 ước đạt 36.955 tấn, tăng 10,6% (+3.540 tấn) so với năm 2017; sản lượng trứng gia cầm (bao gồm cả trứng chim cút) ước đạt 361.347 nghìn quả, tăng 6,2% (+21.233 nghìn quả) so với năm 2017.
Trong tổng đàn gia cầm, gà là loại vật nuôi chủ yếu, tổng đàn gà toàn tỉnh 8.700 nghìn con, chiếm 77% tổng đàn gia cầm, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: đàn gà thịt là 7.700 nghìn con, chiếm 88,7%, tăng 4,6%. Đàn gà thịt tăng so với cùng kỳ năm trước là do thời gian qua chăn nuôi gia cầm nhất là đàn gà gặp khá nhiều thuận lợi, dịch bệnh không xảy ra, công tác tiêm phòng thú y, vệ sinh môi trường chăn nuôi được chú trọng. Mặt khác từ đầu năm đến nay giá thịt gà ta luôn giữ ổn định, đặc biệt là vào dịp 6 tháng cuối năm giá thịt gà hơi xuất chuồng có chiều hướng tăng do nhu cầu thị trường tăng cao về sản lượng thịt gà hơi dịp cuối năm.
Số con gà xuất chuồng cả năm ước đạt 14.902 nghìn con, tăng 7,1% (+990 nghìn con), sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 29.040 tấn, tăng 12,9% (+3.311 tấn) so với năm 2017. Nguyên nhân sản lượng thịt gà hơi tăng do ảnh hưởng của hai nhân tố, đó là số con xuất chuồng và trọng lượng bình quân 1 con xuất chuồng. Cụ thể: do số con xuất chuồng tăng 7,1% làm cho sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 1.830,2 tấn; do trọng lượng bình quân con xuất chuồng tăng 5,4% làm cho sản lượng xuất chuồng tăng 1.480 tấn. Sản lượng trứng gà cả năm đạt 151.824 nghìn quả, tăng 7,5% (+10.612 nghìn quả), trong đó trứng gà công nghiệp 96.330 nghìn quả, chiếm 63,4% tổng sản lượng trứng gà, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017.
2.2. Sản xuất lâm nghiệp
Năm 2018, phong trào trồng rừng và chăm sóc nuôi dưỡng rừng trên địa bàn tỉnh luôn được duy trì và phát triển bền vững, diện tích rừng được trồng mới trong năm ước đạt 58 ha, chủ yếu là diện tích rừng trồng sản xuất đã được khai thác năm 2017 ở khu vực hộ cá thể. Công tác bảo vệ phát triển rừng trong những năm qua luôn được các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng thực hiện, toàn tỉnh ước có 498 ha diện tích rừng trồng được chăm sóc, so với năm 2017 tăng 17 ha; trong đó, rừng trồng được chăm sóc khu vực nhà nước là 86 ha, còn lại là diện tích rừng trồng cây keo thuộc rừng sản xuất của khu vực hộ cá thể. Do nhà nước không cấp kinh phí cho hoạt động khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh năm 2018 không phát sinh. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ sơ bộ đạt 5.965 ha, chủ yếu là diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Phong trào trồng cây phân tán luôn được duy trì thường niên với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh. Sơ bộ năm 2018, toàn tỉnh trồng được 316 ngàn cây lâm nghiệp phân tán gồm cây lấy gỗ, cây phong cảnh, cây bóng mát, giảm 6 nghìn cây so với năm 2017 do quỹ đất trồng cây phân tán giảm.
Để phục vụ công tác trồng rừng và trồng cây phân tán, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển các vườn ươm các loại giống cây lâm nghiệp và nhân giống các loại cây lấy gỗ khác. Sơ bộ năm 2018, tổng số cây ươm giống lâm nghiệp đạt 228 ngàn cây; tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2017.
2.3. Sản xuất thuỷ sản
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 11.173 ha, giảm 0,2% (+18 ha) so với năm 2017. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh giảm so với năm 2017 là do hiệu quả kinh tế từ việc nuôi trồng thủy sản ở những diện tích ao nuôi trong thôn, khu dân cư đạt thấp, nhiều diện tích bỏ nuôi do bị ô nhiễm môi trường nặng; bên cạnh đó, do phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển nên nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ lẻ trong thôn, khu dân cư chuyển sang quy hoạch làm đường giao thông nông thôn dẫn đến diện tích nuôi trồng thủy sản giảm so với năm 2017.
Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác ước đạt 73.799 tấn, tăng 3,3% (+2.349 tấn) so với năm 2017. Sản lượng thủy sản tăng là do các hộ nuôi trồng đã đầu tư cải tạo ao nuôi, áp dụng kỹ thuật nuôi cá theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, đáp ứng được các yếu tố về thức ăn công nghiệp, kỹ thuật nuôi, vệ sinh môi trường ao nuôi nên cho năng suất cao và ổn định.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 72.066 tấn, chiếm 97,6% tổng sản lượng thủy sản, tăng 3,5% so với năm 2017; trong đó sản lượng cá đạt 71.992 tấn, chiếm 99,8% tổng sản lượng nuôi trồng, tăng 3,4%; sản lượng tôm và thủy sản khác chiếm tỷ trọng không đáng kể, sản lượng tôm đạt 24 tấn, nuôi thủy sản khác đạt 50 tấn.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước đạt 1.733 tấn, giảm 3,2% (-58 tấn) so với cùng kỳ năm trước, trong đó, sản lượng khai thác nước lợ (Rươi) đạt 85 tấn, tăng 3,7% (+3 tấn) so với năm 2017; sản lượng khai thác nước ngọt đạt 1.648 tấn, giảm 3,6% (-61 tấn), trong đó, sản lượng cá khai thác đạt 1.16 tấn giảm 3,5% (-41 tấn), sản lượng tôm đạt 70 tấn giảm 6,7% (-5 tấn) và thuỷ sản khác 442 tấn, giảm 3,3% (-15 tấn). Nguyên nhân giảm là do các sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn trước, nguồn nước bị ô nhiễm nên đã làm giảm khả năng sinh sản và phát triển của các loài cá tự nhiên.
Sản xuất giống thuỷ sản sơ bộ đạt 1.468 triệu con, tăng 9,3% (+125 triệu con); trong đó, cá giống các loại 1.466 triệu con; giống thủy sản khác 2,4 triệu con. Nguyên nhân chủ yếu do hiệu quả sản xuất ươm giống thủy sản đạt khá cao nên các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh và nhiều hộ nuôi ươm giống đã mở rộng thêm nhiều trại ươm giống thủy sản mới.
3. Sản xuất công nghiệp
Sau một chặng đường dài phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thử thách, ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. So với năm trước sản xuất công nghiệp năm 2018 dự ước tăng 10,2%. Trong đó, ngành có mức tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải với mức tăng 19,1%, tiếp đến là ngành chế biến chế tạo tăng 11,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 4,0%; riêng ngành khai khoáng giảm 17,5%.
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp
Tháng 12 so với tháng trước, sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 6,3% và tăng ở hầu hết các ngành. Cụ thể trong nhóm ngành chính, công nghiệp khai khoáng tăng 10,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,7%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 5,5%.
Sang quý IV, do yếu tố thời vụ, nhu cầu hàng hóa về cuối năm tăng cao. Đồng thời, cuối năm là mùa xây dựng nên các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho ngành này cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Cùng với đó, khi vào mùa hanh khô lượng nước ở các hồ chứa giảm, thuỷ điện không còn ưu thế cạnh tranh như mùa mưa do vậy để đảm bảo điện sản xuất và tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện của tỉnh sẽ tăng sản lượng điện sản xuất. Với những tác động tích cực trên làm cho chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 17,6% so với quý trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 35,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 36,2%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 23,5%.
Tháng 12 so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 tăng 14,2%, trong đó ngành khai khoáng tăng 12,3%; ngành chế biến, chế tạo tăng 14,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 13,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải tăng 19,1%.
Ước quý IV so với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương quý 4/2018 tăng 13,0%. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 12,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 12,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 11,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải tăng 16,5%.
Đơn vị tính: %
2017
2018
2016
Chung
110,6
110,2
Khai khoáng
87,9
82,5
Công nghiệp chế biến, chế tạo
112,6
111,3
SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng
101,2
104,0
Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải
110,1
119,1
Với các sản phẩm tăng như: bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần sooc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 9,5%; áo phông (T-shirt), áo may ô và các loại áo lót khác cho người lớn dệt kim hoặc đan móc 21,8%; giày dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 14,1%; sản phẩm bằng plastic còn lại chưa được phân vào đâu tăng 18,6%; sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công tăng 9,3%; mạch điện tử tích hợp tăng 26,4%; xe có động cơ trở được từ 5 người trở lên chưa được phân vào đâu tăng 76,8%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 44,7%; điện sản xuất tăng 12,1%..
Tính chung cả năm, năm 2018, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp, nhưng với sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả khả quan. Tính chung cả năm 2018 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,2% so với cùng kỳ, trong đó nhiều nhóm ngành chủ lực có lượng sản xuất tăng cao và khá cao.
Một số sản phẩm có lượng sản xuất tăng là: bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần sooc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 26,3%; áo phông (T- shirt), áo may ô và các loại áo khác tăng 27,2%; giày dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài tăng 12,1%; bao bì đóng gói khác bằng plastic tăng 11,3%; sản phẩm bằng plastic còn lại chưa được phân vào đâu tăng 23,1%; sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công tăng 9,2%; thép hợp kim cán mỏng có chiều rộng < 600mm đã được dát, phủ, mạ hoặc tráng tăng 18,0%; mạch điện tử tích hợp tăng 23,3%; bộ phận của các linh kiện điện tử khác chưa được phân vào đâu tăng 29,0%; máy kết hợp từ 2 chức năng trở lên: in, fax, coppy tăng 15,3%; cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục khác tăng 12,7%; xe có động cơ trở được từ 5 người trở lên chưa được phân vào đâu tăng 11,7%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 22,8%; điện sản xuất tăng 3,4%;...
Mặc dù đạt được kết quả khả quan, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn còn bộc lộ hạn chế. Trong thời gian tới để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, các ban ngành hữu quan cũng như chính các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa. Về phía các ban ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước phát triển, thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về các chính sách mới, vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, cải tiến sản xuất, để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thêm nhiều nguồn vốn với lãi suất ưu đãi và được nâng hạn mức vay. Về phía các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải có những thay đổi, cải cách quản trị điều hành, có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, kinh doanh theo hướng bền vững, từ đó chủ động đón nhận cơ hội cũng như ứng phó nhanh nhạy với những thách thức từ hội nhập.
3.2. Chỉ số tiêu thụ
So với tháng trước, chỉ số tiêu thụ sản phẩm tháng 12 năm 2018 tăng 9,1% và tăng 12,7% so với cùng kỳ, tính chung cả năm 2018 tăng 10,7%. Trong đó nhiều ngành có chỉ số tiêu thụ tăng như: dệt tăng 17,4%; sản xuất trang phục tăng 20,2%; sản xuất da và các sản phẩm da có liên quan tăng 12,1%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 10,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plactic tăng 23,0%; sản xuất kim loại tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 15,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học tăng 19,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,8%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 27,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 15,7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 12,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 18,4%...
3.3. Chỉ số tồn kho
Chỉ số tồn kho tại thời điềm 31/12/2018 giảm 23,7% so với tháng trước và tăng 11,0% so với cùng kỳ. Các ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất đồ uống giảm 21,5%; dệt giảm 20,7%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 33,2%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 7,1%; sản xuất thuốc, hoá dược, dược liệu giảm 30,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 50,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học giảm 7,2%; sản xuất thiết bị điện giảm 6,7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 23,7%...
Các ngành có chỉ số tồn kho tăng là: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,7%; sản xuất trang phục tăng 8,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 19,6%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 33,0%; sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất tăng 13,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plactic tăng 38,0%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 27,5%; sản xuất kim loại tăng 6,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 35,0%; công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 16,6%...
3.4. Chỉ số sử dụng lao động
Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2018 tăng 2,1% so với tháng trước, tăng 3,8% so với cùng kỳ, tính chung 11 tháng đầu năm tăng 3,0%. Các ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng như: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,5%; in, sao chép bản ghi tăng 12,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plactic tăng 6,0%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 10,0%; sản xuất thiết bị điện tăng 27,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 3,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 17,6%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 14,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 12,4%...
4. Tình hình phát triển doanh nghiệp
Tiếp tục triển khai những nhiệm vụ, giải pháp trong các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tổ công tác PCI của tỉnh đã tích cực theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo của các Sở, ngành, địa phương thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh môi trường đầu tư kinh doanh, yêu cầu khắc phục ngay những tồn tại việc thực hiện công khai minh bạch các quy định của nhà nước, các tài liệu theo quy định; khắc phục trong công tác kiểm tra các doanh nghiệp, trong giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp.
Đến hết tháng 11 năm 2018 đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 1.460 doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 9.918 tỷ đồng ,tăng 3,5% về số DN và tăng 37,7% về số vốn đăng ký. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 12.709 doanh nghiệp; tổng vốn đăng ký là: 138.678 tỷ đồng; giải thể 198 doanh nghiệp; tạm ngừng 352 doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thành cổ phần hóa 2 đơn vị sự nghiệp ngành giao thông vận tải (Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hải Dương và Ban Quản lý các bến xe khách Hải Dương). Tiếp tục cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Giống gia súc tỉnh, Trung tâm Dạy nghề giao thông vận tải Hải Dương. Hoàn thành thoái vốn tại Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương; đẩy nhanh tiến độ, thoái vốn tại Công ty truyền hình Cáp và 06 doanh nghiệp khác theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2016-2020.
Tổ chức thành công hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân Việt Nam và một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; tổ chức các Hội nghị gặp mặt đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, Hội nghị đối thoại với công nhân lao động trên địa bàn tỉnh, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tình hình thực hiện các chính sách với công nhân lao động; thực hiện các giải pháp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp và của công nhân lao động.
5. Hoạt động đầu tư
Tích cực triển khai thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, đã tổ chức làm việc với một số tổ chức quốc tế, một số tập đoàn, nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, các chủ đầu tư triển khai dự án. Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 ước đạt 41.252 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2017.
5.1 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Ước tháng 12, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 169 tỷ đồng, tăng 5,1% so với tháng trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 49 tỷ đồng, giảm 5,9%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 114 tỷ đồng, tăng 11,3%; vốn ngân sách cấp xã đạt 6 tỷ đồng, giảm 4,2%.
Tính chung cả năm 2018, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.640 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 674 tỷ đồng, giảm 39,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 871 tỷ đồng, tăng 58,3%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 95 tỷ đồng, giảm 5,2%.
5.2 Vốn đầu tư toàn xã hội
Ước quý IV nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 10.508 tỷ đồng tăng 19,0% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 1.260 tỷ đồng, giảm 2,0% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước đạt 6.483 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.764 tỷ đồng, tăng 48,0% so với cùng kỳ năm trước.
(Tỷ đồng)
Tổng số
37.016
41.252
111,4
Vốn nhà nước trên địa bàn
4.684
4.611
98,4
Vốn ngoài nhà nước
21.633
24.828
114,8
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
10.699
11.812
110,4
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 ước đạt 41.252 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2017. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 4.611 tỷ đồng, giảm 1,6%; vốn ngoài nhà nước đạt 24.828 tỷ đồng, tăng 14,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 11.812 tỷ đồng, tăng 10,4%.
Về thu hút đầu tư trong nước, Tính đến ngày 30/11/2018, đã quyết định chủ trương đầu tư cho 122 dự án đầu tư, với tổng số vốn thu hút đầu tư đạt 6.533 tỷ đồng (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2017). Tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, xử lý đối với các dự án chậm triển khai, đã chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư/Văn bản chấp thuận đầu tư của 12 dự án.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 392 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn 7.603,6 triệu USD. Tính đến 30/11/2018, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 545,7 triệu USD tăng 63,2% so với cùng kỳ 2017. Cấp mới cho 39 dự án với số vốn đăng ký 227,8 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 36 lượt dự án với số vốn tăng thêm 317,9triệu USD). Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 11 tháng năm 2018 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn ước đạt 490 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 4.590 triệu USD đạt 60,4% trên tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đơn vị tính
Doanh thu
Triệu USD
5.900
112,3
Xuất khẩu
5.500
114,5
Nhập khẩu
3.700
108,8
Thuế và các khoản nộp NSNN
320
…
Lao động
1000 người
175
106,8
Năm 2018 có 12 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại địa bàn. Nhìn chung các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào một số nhà đầu tư quen thuộc như British VirginIslands, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông... các dự án đến từ các nước châu Âu còn hạn chế. Trong số các dự án được cấp năm 2018, nhà đầu tư British VirginIslands có số vốn đầu tư đứng thứ nhất, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư cấp mới, Hàn Quốc đứng thứ 2 về vốn chiếm 16,2% tổng vốn cấp mới và đứng đầu về số lượng dự án cấp mới trong năm (chiếm 33,3%). Lĩnh vực đầu tư của các dự án cấp mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 80,7% với một số ngành nghề: may mặc, lắp ráp đồ chơi,lắp ráp linh kiện, sản xuất sản phẩm nhựa, xử lý rác thải; dịch vụ chiếm 19,2%; nông nghiệp chiếm 0,1%.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2018 đạt được tích cực song kết quả giải ngân vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với tổng vốn đăng ký của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Mặc dù các dự án được cấp trong năm và các dự án được cấp năm trước nhanh chóng hoàn thiện thủ tục triển khai đầu tư và đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dự án thuê nhà xưởng sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã đưa dự án vào hoạt động, các dự án được thuê đất đã nhanh chóng hoàn thành các thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng nhà máy. Tuy nhiên bên cạnh đó một số dự án lớn đã triển khai nhưng khá chậm so với tiến độ.
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong nước, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, để thúc đẩy nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh cần phải đẩy mạnh các hình thức xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư. Tăng cường phối hợp quản lý, đôn đốc, giám sát triển khai các dự án trong và ngoài nước; thường xuyên nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; tiếp tục kiểm tra, xử lý đối với các dự án chậm triển khai theo quy định. Hoàn thiện thủ tục điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và nhà xưởng trong Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark, điều chỉnh tên Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng Quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Tiếp tục phối hợp thu hút các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp hiện có.
6. Hoạt động tài chính, ngân hàng
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh và các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động, tích cực thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh đã đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. Các tổ chức tín dụng đã chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung vốn cho các chương trình tín dụng ưu tiên, tín dụng chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục cho vay, minh bạch hóa thông tin tín dụng. Ước năm 2018, tổng nguồn vốn huy động đạt 101.200 tỷ đồng, tăng 16%; tổng dư nợ tín dụng 75.000 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cuối năm 2017; nợ xấu từng bước được xử lý, chiếm 1,7% tổng dư nợ.
7. Thương mại, giá cả, dịch vụ
Trong năm hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, tổ chức tốt Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương năm 2018, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản với một số địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tổ chức các hội chợ mời gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại năm 2018, gồm 41 hội trợ, triển lãm. Tích cực triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, gắn sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử Hải Dương” thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2018.
Thị trường trong tỉnh duy trì sự ổn định, hàng hóa dịch vụ phong phú, đa dạng; giá cả các nhóm hàng hóa thiết yếu không có tăng, giảm đột biến, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và sốt giá trên thị trường.
7.1. Doanh thu bán lẻ hàng hoá
Doanh thu bán lẻ hàng hoá tháng 12 năm 2018 ước đạt 3.900 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 1,0%; tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Ước quý 4 đạt 11.595 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ ( tăng so với tốc độ tăng của quý I, II là 1,6%, quý 3 là 0,9%); trong đó kinh tế cá thể đạt 7.332 tỷ đồng, tăng 14,6%; kinh tế tư nhân đạt 4.046 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Dự ước năm 2018 đạt 43.799 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm trước.
Phân theo loại hình kinh tế, kinh tế cá thể đạt 27.578 tỷ đồng, chiếm 63,0% và tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế tư nhân đạt 15.382 tỷ đồng, chiếm 35,1% và tăng 13,1%; các khu vực kinh tế còn lại (nhà nước, tập thể và FDI) đạt 839 tỷ đồng, chiếm 1,9%, tăng 5,6% so với năm trước.
Phân theo mặt hàng; nhóm lương thực, thực phẩm là nhóm chiếm cơ cấu lớn nhất với 33,4% trong tổng số và đạt 14.621 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm trước; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng cũng chiếm cơ cấu tương đối với 14,9% trong tổng số, đạt 6.516 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm trước; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 5.935 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm trước.
7.2. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 12 ước đạt 781 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước; tăng 16,6% so với cùng kỳ.
Sang quý 4 ước đạt 2.152 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ (giảm so với tốc độ tăng của quý I là 0,5%, tăng so với tốc độ tăng của quý 2: 0,6%, quý 3 là 0,4%); trong đó kinh tế cá thể đạt 1.443 tỷ đồng, tăng 8,9%; kinh tế tư nhân đạt 556 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Dự ước năm 2018 đạt 8.467 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm trước.
Phân theo loại hình kinh tế; kinh tế cá thể đạt 5.694 tỷ đồng, chiếm 67,2% và tăng 8,2% so với năm trước; kinh tế tư nhân đạt 2.175 tỷ đồng, chiếm 25,7% và tăng 7,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 432 tỷ đồng, chiếm 5,1% và tăng 4,2% so với cùng kỳ.
Phân theo ngành kinh tế; dịch vụ lưu trú đạt 290 tỷ đồng, chiếm 3,4% trong tổng số và tăng 7,1% so với năm trước; dịch vụ ăn uống đạt 3.293 tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,3%; dịch vụ khác đạt 4.844 tỷ đồng, chiếm 57,2%, tăng 7,2% so với cùng kỳ.
7.3. Vận tải
Doanh thu vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải tháng 12 ước đạt 707 tỷ đồng; so với tháng trước tăng 0,6%; trong đó, vận tải hành khách đạt 124 tỷ đồng, tăng 0,5%; vận tải hàng hoá đạt 534 tỷ đồng tăng 0,7%.
Doanh thu vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải quý 4 dự ước đạt 2.103 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ (tăng so với tốc độ tăng quý 1, 2 lần lượt là : 0,1% và 0,9%, nhưng giảm so với tốc độ tăng của quý 3 là 0,1%).
Dự ước năm 2018 đạt 7.995 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm trước; trong đó, vận tải hành khách đạt 1.441 tỷ đồng, tăng 11,5%; vận tải hàng hoá đạt 5.999 tỷ đồng, tăng 10,6%; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 555 tỷ đồng, tăng 9,3%.
Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 12 năm 2018 ước đạt 2,3 triệu hành khách, so với tháng trước tăng 0,5%; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 165,9 triệu hành khách.km, tăng 0,2% so với tháng trước. Tính chung năm 2018 khối lượng hành khách vận chuyển đạt 26,3 triệu hành khách, so với năm trước tăng 10,8%; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 1.667,4 triệu hành khách.km, tăng 10,1% so với năm trước.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 12 ước đạt 6,7 triệu tấn, so với tháng trước tăng 1,5%; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 441,3 triệu tấn.km, tăng 1,5% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2018, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 73,9 triệu tấn, tăng 10,4% so với năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 5.047,4 triệu tấn.km, tăng 9,0% so với năm trước.
7.4. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa
Giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 6.404 triệu USD, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu chủ yếu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số mặt hàng xuất khẩu cơ bản có giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện +36,7%; hàng dệt may +20,0%; dây điện và cáp điện +19,3%; đá quý, kim loại quý tăng 14,9%; giầy dép các loại +13,5%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 5.928 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng nhập khẩu cơ bản có kim ngạch tăng khá so với cùng kỳ năm trước: vải các loại tăng 29,2%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 23,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 22,0%; điện tử và linh kiện điện tử tăng 18,5%.
8. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 16.590 tỷ đồng, tăng 12,1% so với thực hiện năm 2017 (Ngân sách địa phương được hưởng 12.561 tỷ đồng); trong đó:
- Thu nội địa đạt 13.240 tỷ đồng, chiếm 79,8% và tăng 15,6%; trong đó, một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như: Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 24,9% (tăng 18,6%), thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 16,8%, thu tiền sử dụng đất 16,3% (tăng 70,9%).
- Thu hải quan đạt 3.300 tỷ đồng, chiếm 19,9% và giảm 0,9% so với thực hiện năm 2017.
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương, ước đạt 17.095 tỷ đồng, bằng 158,8% dự toán năm chủ yếu tăng chi do chương trình mục tiêu Ngân sách trung ương bổ sung, kinh phí chuyển nguồn từ năm 2017 sang và nguồn tăng thu tiền sử dụng đất, thu thường xuyên năm 2018 ngân sách tỉnh huyện, xã.
- Chi đầu tư phát triển ước đạt 4.828 tỷ đồng, bằng 326% dự toán năm. Nguyên nhân tăng chi các cấp ngân sách là do chuyển số dư tạm ứng chuyển nguồn sang thực thanh toán là 112 tỷ đồng, số dư dự toán đầu tư XDCB của các cấp ngân sách và chi từ số tăng thu tiền đất, số dư dự toán đầu tư XDCB của các cấp ngân sách và chi từ số tăng thu tiền đất năm 2017 dành cho đầu tư chuyển nguồn sang là 731,4 tỷ đồng, từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất năm 2018 ngân sách cấp huyện, cấp xã: 1.600 tỷ đồng; từ tăng thu thường xuyên năm 2018 của 3 cấp ngân sách để chi đầu tư dự kiến: 123 tỷ đồng, chi từ nguồn huy động đóng góp 50 tỷ đồng và chi từ nguồn vốn vay tồn ngân KBNN thực hiện dự án Trục Bắc-Nam, đường 62m 200 tỷ đồng.
- Chi thường xuyên ước đạt 10.137 tỷ đồng, bằng 120% so với dự toán. Nguyên nhân tăng chi tại các sự nghiệp chủ yếu do bổ sung tăng lương theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ là 156,2 tỷ đồng và các nhiệm vụ chi của các đơn vị chuyển tiếp từ năm 2017 sang.
II. Một số vấn đề xã hội
1.Văn hóa, thể thao
Văn hóa; Công tác bảo tồn văn hóa, tôn tạo, trùng tu, nâng cấp các khu, điểm di tích được tích cực thực hiện: Triển khai lập quy hoạch chi tiết khu quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; tu bổ, tôn tạo di tích chùa Côn Sơn; xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo một số hạng mục trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền, đền Xưa, đền Bia. Tổ chức chương trình giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường tại một số di tích lịch sử văn hóa. Công tác tổ chức các lễ hội được quản lý chặt chẽ; tổ chức tốt Lế hội mùa xuân, mùa thu Côn Sơn- Kiếp Bạc; chuẩn bị và tổ chức lễ đón bằng công nhận quần thể di tích quốc gia đặc biệt đền Bia, chùa Giám, đền Xưa, Văn miếu Mao Điền.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và tiếp tục định hướng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình các huyện, thị xã, thành phố.
Thể thao; Tổ chức tốt Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh và chuẩn bị tốt lực lượng tham dự Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018; tham dự Đại hội Thể dục Thể thao Châu Á (ASIAD) tỉnh đã có vận động viên đã đạt thành tích cao. Hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đã thu hút được sự tham gia hưởng ứng của nhân dân.
2. Y tế
Thực hiện các biện pháp phòng, chống và giám sát dịch bệnh, hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc giảm, tuy nhiên bệnh Tay chân miệng và Viêm não Nhật Bản B có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2017. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Triển khai đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện đa chức năng về y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân số. Thành lập và đi vào hoạt động Bệnh viện bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương; Trung tâm pháp y tỉnh. Tổ chức gặp mặt với sinh viên trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, nắm bắt và giải quyết kịp thời những đề xuất kiến nghị của nhà trường và sinh viên.
3. Giáo dục
Tổ chức đánh giá kết quả 5 năm và tiếp tục triển khai thực hiện những nhiệm vụ giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29/NQ-TW. Công tác giáo dục của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, khá toàn diện. Mạng lưới trường lớp được củng cố, phát triển và hoàn thiện; số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục tăng, đến nay đã có 653 trường học đạt chuẩn quốc gia (tăng 63 trường), đạt tỉ lệ 69,3%. Tiếp tục nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, các chỉ số chất lượng giáo dục mầm non đạt cao so với toàn quốc; các chỉ số của phổ cập giáo dục đều tăng . Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018; tổ chức tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019; tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019.
Tiếp tục triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020”. Thực hiện nghiêm túc chủ trương thực hiện về việc thu gọn đầu mối và tinh giản biên chế các đơn vị. Tổ chức gặp mặt biểu dương những học sinh giỏi ngành sư phạm tỉnh Hải Dương, nắm bắt và giải quyết kịp thời những đề xuất kiến nghị của nhà trường và sinh viên.
4. Lao động, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội
Trong năm 2018 ước giải quyết việc làm mới cho 37.915 lao động, đạt 100,3% kế hoạch. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, đã tổ chức 76 phiên giao dịch việc làm, tổ chức giới thiệu việc làm cho 8.752 người lao động, đạt tỉ lệ 100% so với kế hoạch năm. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 33.390 triệu đồng, thu hút 795 dự án, hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho 795 lao động.
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 24 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh, kiến nghị yêu cầu doanh nghiệp khắc phục những tồn tại về pháp luật lao động sau kiểm tra.
Tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng; triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội, trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục thực hiện tốt việc tiếp nhận, nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Tích cực vận động, huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết nguyên đán 2018. Ước thực hiện năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 2,5% . Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đạt kết quả tích cực, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2018 đạt 88,2%.
5. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tiếp tục hoàn thiện trình Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Hải Dương. Tập trung đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt và tiếp tục thực hiện, hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện.
Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng qui định của Pháp luật. Phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân. Rà soát, kiểm tra, đôn đốc tình hình sử dụng đất của các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác quản lý khoáng sản và sử dụng tài nguyên nước; các địa phương và các ngành chức năng đã tập trung kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường.
Thực hiện nghiêm việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường , chứng nhận một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn thành các công trình, các biện pháp bảo vệ môi trường. Xây dựng Đề án xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động của tỉnh; đôn đốc các cơ sở lắp đặt và vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động (đến nay có 10 trạm quan trắc môi trường nước thải, 03 trạm quan trắc khí thải tự động). Hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Cộng Hòa, Khu công nghiệp Lai Cách. Chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng 12, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 vụ vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó xử lý 2 vụ với tổng số tiền phạt 175 triệu đồng. Cộng dồn cả năm đã phát hiện 296 vụ vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó xử lý 232 vụ với tổng số tiền phạt 2.911 triệu đồng.
6. Trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, ma túy. Tổ chức tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm bảo vệ an ninh trật tự theo chuyên đề, tuyến, địa bàn; điều tra khám phá các vụ phạm pháp hình sự, các tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội trong đó đã phát hiện xảy ra 798 vụ (giảm 52 vụ), điều tra làm rõ 682 vụ (đạt 85,5%). Phát hiện bắt giữ 479 vụ, 2.199 đối tượng cờ bạc; 448 vụ, 477 đối tượng phạm tội vi phạm pháp luật về kinh tế; 1.657 vụ, 1.914 đối tượng vi phạm về ma túy.
Về tai nạn cháy, nổ; trong tháng 12, trên địa bàn tỉnh xảy không xảy ra vụ cháy, nổ nào. Cả năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 vụ cháy, nổ thiệt hại ước tính 3.160 triệu đồng.
Về tai nạn giao thông; trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 vụ tai nạn và va chạm giao thông làm chết 16 người, bị thương 6 người; không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Ước năm 2018 xảy ra 199 vụ tai nạn, làm chết 192 người và bị thương 97 người; so với cùng kỳ năm 2017, tai nạn giao thông giảm 63 vụ (-37,0%), tăng 21 người chết (+12,3%) và giảm 70 người bị thương (-41,9%).
Khái quát lại, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018 đạt được nhiều kết quả tích cực. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/16 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kinh tế tăng trưởng vượt kế hoạch, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện và có mức tăng khá cao, thu ngân sách hoàn thành dự toán năm, xuất khẩu, thu hút đầu tư đạt kết quả khá. Các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các Nghị quyết Chính phủ tiếp tục được chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được tăng cường.
Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thông tin, văn hóa thể thao tiếp tục phát triển. Phúc lợi xã hội, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đời sống, việc làm của nhân dân cơ bản ổn định. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng an ninh được củng cố vững chắc. Công tác sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy tiếp tục được triển khai đồng bộ và đạt được kết quả tích cực. Mặc dù còn có những hạn chế, song đây là kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề quan trọng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019./.
Nguồn: Tài khoản Hệ thống
Hôm nay: 613
Tổng lượng truy cập: 23244282