Trang chủ
Thủ tục hành chính
Tra cứu TTHC
Tra cứu Hồ Sơ trực tuyến
Thông tin tổng quan
Thông tin chung
Tổ chức bộ máy
Lịch sử văn hóa
Di tích – Danh thắng
Xin ý kiến Văn Bản
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương
Các huyện thành phố
Thứ 3, ngày 6 tháng 6 năm 2019
Huyện Nam Sách
Cập nhật: 21/08/2013 9:31:00 SA
Page Content
1- Vị trí địa lý:
Nam Sách là một trong 12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải Dương, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh. Huyện có phía Bắc giáp TP Chí Linh, phía Đông giáp huyện Kinh môn và Kim Thành, phía Tây giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh), phía Tây Nam giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp thành phố Hải Dương. Huyện cách thủ đô Hà Nội hơn 60 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 40 km về phía Đông.
- Nam Sách có diện tích tự nhiên 111 km2, dân số có 128.786 người
(tính đến ngày 01/01/2021)
. Nam Sách nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa của các sông Thái Bình, Kinh Thầy và Lai Vu. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển một số ngành nghề khác.
- Huyện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 18 xã (An Bình, An Sơn, An Lâm, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hiệp Cát, Hồng Phong, Hợp Tiến, Minh Tân, Nam Chính, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Tân, Nam Trung, Phú Điền, Quốc Tuấn, Thái Tân, Thanh Quang), 01 thị trấn Nam Sách - là trung tâm kinh tế- chính trị của huyện. Toàn huyện có 93 thôn, khu dân cư.
2- Giao thông:
Huyện Nam Sách có Quốc lộ 37 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Nam Sách có hệ thống giao thông rất thuận lợi: Có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5A, Quốc lộ 37, tỉnh lộ 390 chạy qua và có đường thuỷ của ba con sông lớn là Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu. Quốc lộ 37 qua địa bàn huyện có chiều dài 11,9 km. Tuyến tỉnh lộ 390 có chiều dài 8,16 km, mặt đường nhựa với bề rộng mặt đường là 5,5 - 5,7 m. Dự án cầu Hàn hoàn thành, huyện Nam Sách có thêm 01 tuyến đường nối từ đường Ngô Quyền (TP Hải Dương) đi qua các xã: Minh Tân, Hồng Phong, Nam Hồng, An Sơn, Nam Chính, Quốc Tuấn giao với Quốc lộ 37.
3- Lịch sử hình thành:
Địa danh Nam Sách có từ thế kỷ thứ X; trải qua các thời kỳ, tên gọi và địa giới hành chính của huyện có sự thay đổi khác nhau, nhưng vẫn giữ được tên Nam Sách: Nam Sách Giang, Nam Sách lộ, Nam Sách Thừa Tuyên, Nam Sách phủ, Nam Sách huyện suốt từ thời Đinh, Lê, Lí, Trần... đến nay.
- Thời nhà Nguyễn, năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), cả huyện Chí Linh cũ, ba tổng của huyện Gia Lương (Bắc Ninh), một phần huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và Nam Sách, Thanh Hà ngày nay đều nằm trong một đơn vị hành chính chung gọi là phủ Nam Sách.
- Tháng 7/1947 Nam Sách thuộc tỉnh Quảng Yên.
- Tháng 12/1948 Nam Sách chuyển về thuộc tỉnh Hải Dương.
- Ngày 7/11/1949 Nam Sách lần thứ hai chuyển về tỉnh Quảng Yên.
- Ngày 22/02/1955 Nam Sách chuyển về tỉnh Hải Dương.
- Ngày 01/4/1979 huyện Nam Sách hợp nhất với huyện Thanh Hà, đổi tên thành huyện Nam Thanh.
- Ngày 01/4/1997 huyện Nam Sách được tái lập gồm 23 xã, thị trấn.
- Ngày 01/7/2008, 04 xã gồm Nam Đồng, Ái Quốc, An Châu, Thượng Đạt chuyển về thành phố Hải Dương (huyện Nam Sách còn 18 xã, 01 thị trấn).
4- Phát triển kinh tế
- Nghề lao động chính của người dân Nam Sách là sản xuất nông nghiệp. Trước đây có nhiều nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng: nghề đan võng ở Quan Đình (xã Đồng Lạc); nghề dệt vải ở Đồn Bối (xã Nam Hồng); nghề làm nồi, ấm đất nung ở làng Lâm Xuyên (làng Quao, xã Phú Điền); nghề trồng cói, dệt chiếu (xã Thái Tân, Minh Tân)... Đặc biệt là nghề gốm sứ ở Chu Đậu (xã Thái Tân).
- Những năm gần đây kinh tế của Nam Sách có tốc độ tăng trưởng khá, trinh bình đạt 9 -11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân/người/năm đạt hơn 45 triệu đồng.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn như vùng sản xuất cà rốt ở xã Thái Tân, trồng hành vụ đông ở xã Nam Trung, trồng bí xanh ở xã Hợp Tiến, trồng dưa hấu ở xã Nam Hưng, lúa chất lượng cao ở xã Quốc Tuấn, nuôi cá lồng ở xã Nam Tân,...
Nghề làm hương ở Quốc Tuấn
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 480 doanh nghiệp, trong đó có 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Huyện có 08 làng được UBND tỉnh công nhận làng nghề gồm: làng nghề sấy nông sản thôn Mạn Đê, xã Nam Trung; 03 làng nghề làm hương thôn An Xá, Trực Trì, Đông Thôn, xã Quốc Tuấn; làng nghề gốm thôn Chu Đậu, xã Thái Tân; làng nghề mộc thôn Ngô Đồng, xã Nam Hưng; làng nghề làm hương thôn Tống Xá, xã Thanh Quang, làng nghề trồng hoa, cây ảnh thôn Phù Liễn, xã Hồng Phong.
-
Về xây dựng Nông thôn mới
: Năm 2014, xã An Lâm là xã đầu tiên của huyện được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến tháng 9/2019, toàn huyện có 18/18 xã đạt các tiêu chí Nông thôn mới. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận huyện Nam Sách đạt chuẩn huyện Nông thôn mới năm 2019.
5- Văn hóa
Nam Sách là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt", có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là nơi sinh ra, nuôi dưỡng nhiều nhân tài lỗi lạc, nhiều danh nhân văn hoá của quê hương, đất nước. Tỉnh Hải Dương có 10 vị trạng nguyên, thì Nam Sách có 5 vị, gồm:
- Thủ khoa Minh kinh bác học Mạc Hiển Tích (1086), người Long Động, Nam Tân;
- Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân;
- Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Long Động, Nam Tân;
- Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lâm;
- Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mạn Nhuế, Thanh Lâm.
Qua các triều đại phong kiến là huyện có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất cả nước, tới 125 tiến sĩ nho học.
*
Về hệ thống giáo dục
: Trước đây, huyện Nam Sách có 20 trường mầm non (18 trường ở 18 xã và 02 trường ở thị trấn Nam Sách) đến tháng 9/2018 Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện thực hiện việc sấp nhập trường Mâm non Hương bưởi với trường Mầm non thị trấn Nam Sách (đều thuộc thị trấn Nam Sách) thành trường Mâm non thị trấn Nam Sách, do vậy đến nay đảm bảo mỗi xã, thị trấn chỉ có 01 trường mầm non công lập (19 trường). Đối với bậc Tiểu học và THCS: Trước đây, mỗi xã thị trấn có 01 trường Tiểu học (tổng là 19 trường), 01 trường THCS (tổng là 19 trường) và huyện có 01 trường THCS Nguyễn Trãi (là trường chuyên của huyện), đến tháng 8/2019 Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện xây đề án và thực hiện xong việc sáp nhập trường Tiểu học với trường THCS ở 05 xã.
Hệ thống y tế được phủ kín các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.
- Người dân Nam Sách cần cù, sáng tạo, giàu nghị lực, yêu quê hương đất nước, có cuộc sống văn hoá tinh thần rất phong phú. Ở hầu hết các làng, xã đều có đình, chùa, đền, miếu, nghè với những kiến trúc đẹp, nét hoa văn tinh xảo. Trên địa bàn huyện hiện có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng như: Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (xã Nam Tân), đình Nhân Lý (thị trấn Nam Sách), đình Đầu (xã Hợp Tiến), đình Cả (xã Quốc Tuấn), Từ Vũ (xã Nam Hồng), chùa Vĩnh Khánh (chùa Trăm gian - xã An Bình)...
6- Truyền thống cách mạng
Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, Nam Sách đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Toàn huyện có 2.808 liệt sỹ, 2.445 thương, bệnh binh, 291 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.
Đền liệt sĩ huyện
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến, huyện Nam Sách cùng 05 xã (Nam Tân, Hợp Tiến, Minh Tân, Đồng Lạc, Cộng Hòa) và 09 cá nhân đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, 09 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân gồm:
- Liệt sỹ Mạc Thị Bưởi: Thôn Long Động, xã Nam Tân.
- Liệt sỹ Nguyễn Đăng Lành: Thôn Trần Xá, xã Nam Hưng.
- Liệt sỹ Nguyễn Trung Goòng: Thôn Vạn Tải, xã Hồng Phong.
- Liệt sỹ Nguyễn Đức Sáu: Thôn Uông Hạ, xã Minh Tân.
- Liệt sỹ Đỗ Chu Bỉ: Thôn An Lương, xã An Lâm.
- Đặng Đức Song: Thôn Chi Đoan, xã Cộng Hoà.
- Nguyễn Nhật Chiêu: Thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn.
- Vũ Ngọc Diệu: Thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn.
- Liệt sĩ Lê Văn Nhân: Thôn Kim Bảng, xã Phú Điền.
7- Tôn giáo:
Trên địa bàn huyện hiện có 02 tôn giáo (Phật giáo và Công giáo) hoạt động được pháp luật công nhận. Bà con lương giáo đoàn kết, chung sống hài hòa trong cộng đồng xã hội.
Khu vực Trung tâm Văn hóa huyện
8- Về tổ chức đảng, đảng viên
Đến tháng 01/2021, Đảng bộ huyện có 46 tổ chức cơ sở Đảng (gồm 29 Đảng bộ và 17 Chi bộ cơ sở); trong đó: 18 Đảng bộ xã, 01 Đảng bộ thị trấn. Đảng bộ huyện có 242 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (trong đó có 93 chi bộ thôn, khu dân cư). Đảng bộ huyện hiện có gần 7.000 đảng viên.
Nguồn: Tài khoản Hệ thống
Tin bài liên quan
Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản ở Cẩm Giàng tăng 6,5 triệu đồng
Cẩm Giàng có 8 sản phẩm tham gia OCOP cấp tỉnh đợt 2
Tứ Kỳ phấn đấu giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp đạt 165 triệu đồng
Kim Thành giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất tỉnh
Thành phố Chí Linh: Gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển đô thị
Tin bài đã đăng
Giấy mời dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương vào Trường Đại học Hải...
EVN yêu cầu các đơn vị thành viên cấp bách tiết kiệm điện
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 6 ( lần 1)
Lịch tạm ngừng cung cấp điện tuần 23 (Từ ngày 05/6/2023 đến ngày 11/6/2023)
Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi quỹ BHXH, BHYT
Thông tin tra cứu
Khung giá đất trên địa bàn tỉnh
Thông tin đấu thầu - đấu giá
Danh bạ các Sở - Ban - Ngành
Danh bạ UBND các Huyện TP-TX
Số điện thoại cần biết
Chương trình, đề tài KHCN
Thông tin thời tiết
Hệ thống văn bản
CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật
Văn bản chính phủ
Văn bản UBND tỉnh ban hành
Văn bản QPPL tỉnh Hải Dương
Công báo Hải Dương
Hệ thống quản lý văn bản điều hành
Thủ tục hành chính tỉnh Hải Dương
Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC
Bản đồ tỉnh
Thống kê truy cập
Hôm nay:
941
Tổng lượng truy cập:
22650785