Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương. Phía đông và phía bắc giáp huyện Kim Thành, phía đông nam giáp huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, phía tây và tây nam giáp huyện Tứ Kỳ, phía tây bắc giáp thành phố Hải Dương, phía nam giáp huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng.
Huyện có diện tích tự nhiên là 140,70 km², dân số 142.864 người. Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m.
Khí hậu mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nên Thanh Hà có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và quân sự của tỉnh Hải Dương.
Thanh Hà được bao quanh bởi có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến giao thông đường thuỷ rất quan trọng với thành phố Hải Dương các tuyến bạn như Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dương với hải cảng Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài các con sông lớn bao quanh, trong địa phận Thanh Hà còn có sông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Úc, tách khu vực Hà Đông (gồm 4 xã) như một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn; sông Hương (đầu công nguyên gọi là sông Cam Giang) chi lưu của sông Thái Bình vào Thanh Hà từ đầu phía Tây Bắc (hiện nay đã bị lấp) xuyên dọc giữa huyện nhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân. Từ các con sông lớn, có các sông, ngòi nhỏ chạy len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện, tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng và là hệ thống giao thông thuỷ quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các vùng, giữa Thanh Hà với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước. Đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao.
Giao thông bộ có đường 390A chạy từ Ngã Ba Hàng (đường 5 cũ) về huyện lỵ xuôi xuống bến Gùa, kéo dài đến phà Quang Thanh; đường 390B nối từ đường 5 (đầu cầu Lai Vu) qua các xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Cẩm Chế về huyện lỵ. Hai con đường này là huyết mạch giao thông của huyện, ngoài ra trong nội hạt còn có các con đường nhỏ liên huyện, liên xã, liên thôn tạo thành hệ thống giao thông sinh hoạt, giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân và có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng của địa phương.
Về điều kiện tự nhiên, đất đai do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do phù sa bồi tụ không đều nên địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà không bằng phẳng. Riêng 4 xã khu Hà Đông trũng hơn, có nhiều đầm, hồ, ruộng bãi rất thấp, lại gần hạ lưu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng ngày, do đó đã tạo thành một vùng sinh thái nước lợ đặc biệt phong phú. Nhiều loại thuỷ sản được mệnh danh là đặc sản nổi tiếng: Tôm rảo, cà ra, rươi, rạm,... "Tháng mười cà ra, tháng ba tôm rảo"; đặc biệt con rươi là thuỷ sản quý chỉ có ở vùng nước lợ, sống chủ yếu trong lòng đất phù sa, xuất hiện nhiều vào tháng 9, tháng 10 (âm lịchTính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m.
Thanh Hà có lịch sử phát triển lâu đời. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ thì xa xưa nơi đây là biển cả mênh mông, trải qua hàng vạn năm - được phù sa sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bồi đắp đã thành đồng bãi phù sa châu thổ. Những cư dân Thanh Hà đầu tiên đã đến đây khai phá vùng đầm lầy, bãi lau, bờ sú thành đồng ruộng tốt tươi. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước cùng dân tộc, nhân dân lao động và đã tạo dựng lên mảnh đất giàu đẹp như ngày nay và trở thành niềm tự hào của người Thanh Hà.
Từ lâu trong gian lưu truyền câu ca:
"Đã là con mẹ con cha
Sinh ra ở đất Thanh Hà xứ Đông"
Cũng có nơi trong huyện truyền nhau câu ca:
"Muốn làm con mẹ con cha
Thì sinh ở đất Thanh Hà xứ Đông"
Huyện Thanh Hà từ thời Trần trở về trước là đất Bàng Hà; thời thuộc Minh là huyện Bình Hà trong châu Nam Sách, phủ Lạng Giang. Đầu thời Hậu Lê là huyện Bình Hà phủ Nam Sách; đến thời Lê Hiến Tông chia làm hai huyện Bình Hà và Tân Minh (nay là huyện Tiên Lãng). Huyện Bình Hà mới giữ tên gọi này đến thời nhà Mạc. Khoảng đời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) vì kiêng huý Mạc Bình, ông nội Mạc Đăng Dung, nên đổi thành Thanh Hà. Tên gọi Thanh Hà giữ nguyên từ đó tới nay (trừ giai đoạn sáp nhập với huyện Nam Sách để thành huyện Nam Thanh). Trải qua những biến động của lịch sử, đơn vị hành chính và địa giới Thanh Hà cũng thay đổi. Thời Hùng Vương, nước ta được chia thành 15 bộ, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; đến đầu Công nguyên nhà Hán đô hộ chia nước ta ra làm 3 quận, 10 huyện, Thanh Hà lúc đó có tên huyện là Câu Lậu (gồm Nam Thanh Hà, Tây An Lão và 1/3 huyện Tiên Lãng - Hải Phòng). Lúc này, cư dân đã khá đông đúc, sống tập trung ở các vùng thuộc khu Hà Bắc, Hà Tây và một phần Hà Nam ngày nay.
Đến đầu thế kỷ VI, Thanh Hà đã có nhiều cụm dân cư ở tập trung thành xóm trại; lớn hơn là các trang như: Cập Hiền Trang (Tiền Tiến); Hoàng Mô, Hoàng Mai Trang (Quyết Thắng); Hưu Cao Trang, Sơn Trại Trang (Thanh Bình); Hạ Hào Trang (Thanh Xá); Đìa La Trang (Cẩm Chế); Tảo Sơn Trang (Thanh An); Đại Lý, Hải Hộ Trang (Hồng Lạc).
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, huyện Thanh Hà và huyện Nam Sách hợp nhất thành huyện Nam Thanh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1997, tái huyện Thanh Hà từ huyện Nam Thanh, giải thể xã Thanh Bình để thành lập thị trấn Thanh Hà, thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Hà. Huyện Thanh Hà có thị trấn Thanh Hà và 24 xã: An Lương, Cẩm Chế, Hồng Lạc, Hợp Đức, Liên Mạc, Phượng Hoàng, Quyết Thắng, Tân An, Tân Việt, Thanh An, Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Tiền Tiến, Trường Thành, Việt Hồng, Vĩnh Lập.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương. Theo đó, chuyển các xã Quyết Thắng và Tiền Tiến về thành phố Hải Dương quản lý; hợp nhất hai xã An Lương và xã Phượng Hoàng thành xã An Phượng; hợp nhất các xã Hợp Đức, Trường Thành và xã Thanh Bính thành xã Thanh Quang.
Sau khi sắp xếp và điều chỉnh địa giới, huyện Thanh Hà có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay; được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc: Khu Hà Nam bao gồm 5 xã: Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê và thị trấn Thanh Hà; khu Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc; khu Hà Đông bao gồm 4 xã: Vĩnh Lập, Thanh Hồng, Thanh Cường, Thanh Quang; khu Hà Tây bao gồm 3 xã: An Phượng, Thanh Hải, Tân An.
DANH MỤC
DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA VÀ CẤP TỈNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH HÀ
I. DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA (10 Di tích)
STT
TÊN DI TÍCH
SỐ, NGÀY THÁNG NĂM QĐ
ĐỊA ĐIỂM
1
Chùa Minh Khánh
QĐ 34 VH ngày 9/1/1990
Khu 3 - Thị trấn Thanh Hà
2
Chùa Bạch Hào
QĐ74VH/QĐ- ngày 2/2/1993
Thôn Hào Nam - Xã Thanh Xá
3
Chùa Cả
QĐ 226 QĐ/VH - ngày 5/2/1994
Thôn Đông Phan - Xã Tân An
4
Đền Ngọc Hoa
Thôn Văn Tảo - Xã Thanh An
5
Đình Lôi Động
Thôn Song Động - Xã Tân An
6
Đền An Liệt
QĐ 2233 QĐ/VH - ngày 26/6/1995
Thôn An Liệt - Xã Thanh Hải
7
Đình Thuý Lâm
QĐ 05/QĐ-BVHTT- ngày 12/2/1999
Thôn Thuý Lâm - Xã Thanh Sơn
8
Chùa Ngọc Lộ
QĐ 04/QĐ-BVHTT - ngày 19/1/2001
Thôn Ngọc Lộ - Xã Tân Việt
9
Đền Từ Hạ
Thôn Phúc Giới - Xã Thanh Quang
10
Đình Thiệu Mỹ
QĐ 06/QĐ-BVHTT - ngày 18/2/2004
Thôn Thiệu Mỹ - Xã Vĩnh Lập
II. DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH (15 Di tích)
Miếu Tiền Vỹ (Miếu Cả)
QĐ 4981/QĐ-UBND ngày 1/11/2005
Thôn Tiền Vỹ - Xã Thanh Hải
Chùa Hiền
QĐ4765/QĐ-UBND ngày 28/12/2006
Thôn Nhân Hiền - xã Thanh Quang
Đền Chợ Cháy
QĐ 629/QĐ-UBND ngày7/2/2005
Thôn Du La - Xã Cẩm Chế
Đền Tòng Thiện
QĐ 4766/QĐ-UBND ngày 28/12/2006
Thôn Lang Can - Xã Thanh Lang
Đình - Chùa Ngư Đại
QĐ 3715/QĐ-UBND ngày 21/10/2009
Khu 9 - Thị trấn Thanh Hà
Đình An Lão
QĐ 3836/QĐ-UBND ngày 2/11/2009
Thôn An Lão- Xã Thanh Khê
Chùa Mới
QĐ 3720/QĐ-UBND ngày 21/10/2009
Thôn Xuân An - Xã Thanh Khê
Đình Mè (Đình Hải Yến)
QĐ 3163/QĐ-UBND ngày 22/11/2010
Thôn Đại Điền - Xã Hồng Lạc
Đình Mới
QĐ 3417/QĐ-UBND ngày 14 /12/2011
Thôn Văn Mạc - Xã Liên Mạc
Đình Hải Hộ
QĐ 434/QĐ-UBND ngày 7/2/2013
Thôn Hải Hộ - Xã Hồng Lạc
11
Đình Hải Yến
QĐ 4536/QĐ-UBND ngày 19/12/2007
Thôn Hải Yến - xã Hồng Lạc
12
Chùa Linh Quang
QĐ 425/QĐ-UBND ngày 25/01/2014
Thôn Nhân Lư - xã Cẩm Chế
13
Đình - Chùa Kim Can
QĐ 304/QĐ-UBND ngày 19/01/2017
Thôn Kim Can - xã Thanh Lang
14
Đình - Chùa Xuân Áng
QĐ 438/QĐ-UBND ngày 26/01/2018
Thôn Xuân Áng - xã Thanh Xuân
15
Đình Phù Tinh
QĐ 433/QĐ-UBND ngày 26/01/2018
Thôn Phù Tinh - xã Thanh Quang
III. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA (02)
TÊN DI SẢN
Nghệ thuật múa rối nước
QĐ 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xã Thanh Hải - huyện Thanh Hà
Lễ hội chùa Bạch Hào – xã Thanh Xá
QĐ 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 8/6/2015 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.
Thôn Hào Trung - Xã Thanh Xá
Nguồn: Tài khoản Hệ thống
Hôm nay: 902
Tổng lượng truy cập: 22650746