Dân số: 157. 809 người
Giới thiệu chung
Tứ Kỳ là huyện đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống nhiều huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện được hình thành nên nhờ sự bồi đắp hệ thống sông này. Phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà, ranh giới là sông Thái Bình, góc phía Tây Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây giáp huyện Gia Lộc, phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương. Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc), góc phía Đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình), đều là các huyện của thành phố Hải Phòng, ngã ba sông Luộc đổ vào sông Thái Bình nằm trên ranh giới này. Hầu như bốn xung quanh huyện được bao bọc bởi các con sông nhỏ của hệ thống sông Thái Bình. Chính giữa địa bàn huyện là con sông Tứ Kỳ, chảy theo hướng chủ đao là Tây sang Đông, điểm bắt đầu chảy vào huyện là tại ngã ba ranh giới giữa huyện với các huyện Ninh Giang và Gia Lộc, chảy một đoạn dọc theo ranh giới với huyện Ninh Giang rồi cắt ngang qua giữa huyện (qua thị trấn Tứ Kỳ), điểm cuối đổ vào sông Thái Bình tại ngã ba ranh giới với các huyện Thanh Hà và Tiên Lãng.
• Đường bộ: có đường 191, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nối thành phố Hải Dương với thị trấn Tứ Kỳ. • đường 17 đi huyện gia lộc • Đường thủy: có sông Luộc, sông Thái Bình, sông Tứ Kỳ,...
Du lịch
• Chùa Đông Dương nằm trên địa bàn xã Minh Đức là một ngôi chùa khá cổ, chùa được xếp hạng di tích lịch sử năm 1994. • Chùa Phúc Diên tại xã Tân Kỳ được xếp hạng năm 1997. • Chùa Khánh Linh tại xã Phượng Kỳ. • Miếu Phạm Xá thuộc xã Ngọc Sơn có lễ hội hàng năm tổ chức vào 9 tháng giêng . • Đình Quỳnh Gôi tại xã Tân Kỳ thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Duệ Vương, có công chống giặc Thục, giữ yên bờ cõi. Lễ hội hằng năm vào ngày 8 tháng 2. • Đình Ngọc Lâm (còn gọi là Đình Gậm) tại xã Tân Kỳ, thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Vương, như thành hoàng đình Quỳnh Gôi. Lễ hội hằng năm vào ngày 12-18 tháng một. • Thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh có nghề dệt chiếu truyền thống từ lâu đời và được công nhận làng nghề vào năm 2000. • Đền Từ Mắc thuộc thôn Bích Cẩm, xã Quang Phục thờ vua Quang Trung. • Chùa Đống Duyên thuộc thôn Thái An • Cây đa cách mạng nằm trong trường Trung học cơ sơ Quang Phục
Nghề truyền thống
Nguồn: Tài khoản Hệ thống
Hôm nay: 1328
Tổng lượng truy cập: 22651172